Hệ thống âm thanh hội trường đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại trải nghiệm âm thanh chất lượng cao cho những buổi hội thảo, buổi biểu diễn nghệ thuật, hay các sự kiện lớn. Để thiết kế một hệ thống âm thanh chuyên nghiệp, cần phải tuân theo một số tiêu chuẩn nhất định. Bài viết dưới đây sẽ nêu lên các tiêu chuẩn cần có trong việc thiết kế hệ thống âm thanh hội trường. Cùng theo dõi để có thêm kinh nghiệm nhé!
Những đặc điểm nổi bật của âm thanh hội trường đạt chuẩn
- Hiệu quả âm thanh: Hệ thống loa và ampli phải được cấu hình sao cho âm thanh không bị phản xạ và gây nhiễu trong không gian, đảm bảo tối đa hiệu quả phát sóng âm thanh.
- Độ trung thực âm thanh: Hệ thống âm thanh cần tái tạo chính xác âm thanh gốc, tránh hiện tượng méo tiếng hay mất sóng.
- Hệ thống âm thanh đa kênh: Sử dụng loa stereo, loa trung tâm và loa vòm để tạo không gian âm thanh sống động và chân thực.
- Cân bằng âm: Cân chỉnh cường độ và cân bằng âm giữa các loa và khu vực khán phòng để người nghe có trải nghiệm tốt nhất.
- Hệ thống micro và trình chiếu: Đảm bảo hệ thống micro và trình chiếu hoạt động tốt để diễn giả và nghệ sĩ có thể tương tác dễ dàng với khán giả.
- Điều khiển từ xa: Hệ thống âm thanh cần được điều khiển từ xa để thay đổi cường độ, tần số một cách thuận tiện và linh hoạt.
- Bảo trì định kỳ: Để đảm bảo chất lượng âm thanh luôn tốt, hệ thống thiết kế âm thanh cần được bảo trì định kỳ và kiểm tra sửa chữa khi cần thiết.
Tiêu chuẩn để thiết kế một hệ thông âm thanh hội trường chuyên nghiệp
Xác định mục đích sử dụng hệ thông âm thanh
- Hội thảo, hội nghị: Đối với các sự kiện này, yêu cầu về âm thanh chủ yếu là sự rõ ràng và dễ hiểu. Hệ thống âm thanh cần được thiết kế sao cho giọng nói từ người phát biểu hoặc thuyết trình viên dễ dàng truyền tải đến tất cả khán giả mà không có sự biến dạng hay méo tiếng.
- Buổi biểu diễn âm nhạc: Các sự kiện âm nhạc yêu cầu âm thanh mạnh mẽ, rõ ràng và có chiều sâu. Hệ thống âm thanh cần đảm bảo được sự cân bằng giữa các dải tần, đặc biệt là âm trầm và âm bổng.
- Sự kiện đa mục đích: Đối với hội trường có tính chất đa năng, hệ thống âm thanh phải linh hoạt, dễ dàng điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của nhiều loại sự kiện khác nhau.
Tính toán kích thước hội trường
- Diện tích hội trường: Các hội trường lớn cần hệ thống loa mạnh mẽ và phân phối âm thanh rộng, trong khi hội trường nhỏ có thể sử dụng hệ thống âm thanh gọn nhẹ hơn.
- Chiều cao trần: Hội trường có trần cao cần tính toán cách âm thanh phản xạ để tránh gây ra tiếng vang và méo tiếng.
- Mật độ ghế ngồi và hình dạng của phòng: Các phòng hội trường có thiết kế phức tạp với nhiều góc cạnh có thể làm âm thanh phản xạ không đồng đều. Cần có sự tính toán chính xác để đảm bảo âm thanh đến tất cả các khu vực trong phòng mà không bị mất cân bằng.
Xem thêm: Âm Thanh Vòm Là Gì? Những Thiết Bị Cơ Bản Để Cấu Tạo Nên Âm Thanh Vòm
Lựa chọn loa phù hợp
- Loa Array (Line Array): Loại loa này thường được sử dụng cho các hội trường lớn vì khả năng phân phối âm thanh đồng đều và mạnh mẽ trên diện rộng.
- Loa Surround: Dành cho các sự kiện cần âm thanh bao quanh, như biểu diễn âm nhạc, hội thảo, hội nghị lớn.
- Loa Subwoofer: Để tái tạo âm trầm, loa subwoofer giúp mang đến chiều sâu cho âm thanh, đặc biệt trong các buổi biểu diễn âm nhạc.
Chọn bộ khuêch đại phù hợp
- Công suất của amply cần phải phù hợp với công suất của loa để đảm bảo hiệu quả âm thanh tối ưu mà không gây hỏng hóc thiết bị.
- Loại amply: Có thể lựa chọn amply analog hoặc amply kỹ thuật số tùy theo nhu cầu sử dụng và yêu cầu chất lượng âm thanh.
Xem thêm: Lắp Đặt Âm Thanh Cho Quán Café, Phòng Trà, Loa Acoustic
Thiết bị Microphone chất lượng cao
- Microphone không dây: Phù hợp với các sự kiện lớn hoặc khi người phát biểu cần di chuyển nhiều.
- Microphone có dây: Thường được sử dụng cho các sự kiện có tính chất cố định, như hội thảo hoặc hội nghị.
- Microphone cần có độ nhạy cao, khả năng giảm tiếng ồn tốt và được lựa chọn phù hợp với hệ thống loa và amply để tránh tình trạng hú rít.
Xử lý tiếng vang và hiệu chỉnh âm thanh
- Cục xử lý tín hiệu (DSP – Digital Signal Processor): Giúp điều chỉnh tín hiệu âm thanh, giảm tiếng vang và đảm bảo chất lượng âm thanh đồng đều.
- Thiết bị xử lý tiếng vang (Echo Cancellation): Hỗ trợ giảm hoặc loại bỏ tiếng vang, đặc biệt khi âm thanh được phát ra từ nhiều nguồn.
- Cân chỉnh âm thanh: Sử dụng các bộ điều chỉnh tần số, bộ phân tần để đảm bảo các dải tần âm thanh như bass, mid, treble đều được tái tạo rõ ràng và cân bằng.
Hệ thống điều khiển và dây chuyền kết nối
Những thiết bị quan trọng và cần thiết cho âm thanh hội trường
- Mixer: Thiết bị này cho phép điều chỉnh và kết hợp các tín hiệu âm thanh từ nhiều nguồn, như micro, nhạc cụ, hoặc máy tính, giúp tạo ra âm thanh cân đối và rõ ràng.
- Microphone: Để thu âm giọng nói và nhạc cụ từ diễn giả và nghệ sĩ, các loại micro đa dạng như micro cầm tay, micro cài áo, micro đứng.
- Hệ thống loa: Bao gồm loa cột, loa sàn, loa treble… để phát ra âm thanh đồng đều và lan tỏa đều trong hội trường.
- Amply: Thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh từ mixer và gửi đến loa, giúp tăng cường sức mạnh của âm thanh không thể thiếu khi thiết kế âm thanh hội trường.
- Equalizer: Có vai trò điều chỉnh tần số âm thanh, giúp điều chỉnh âm trầm, âm cao và âm trung sao cho phù hợp với hệ thống loa và kích thước hội trường.
- Hệ thống xử lý âm thanh: Bao gồm những thiết bị như bộ chuyển đổi tín hiệu số, bộ giảm nhiễu, và bộ tách âm, giúp loại bỏ các tạp âm không mong muốn.
- Bảng điều khiển: Dùng để quản lý và kiểm soát toàn bộ hệ thống âm thanh trong hội trường, đảm bảo sự ổn định và dễ dàng điều chỉnh.
Kết Luận
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ÂM THANH ÁNH SÁNG GIA BẢO
- Địa chỉ:
- Hotline : 024.6650.5899 – 0827.574.888
- Website: https://acsaudio.vn/