Trong thế giới giải trí hiện đại, âm thanh vòm đã trở thành một yếu tố quan trọng, mang lại trải nghiệm sống động và chân thực cho người nghe. Nhưng bạn đã hiểu rõ âm thanh vòm là gì chưa? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này và giới thiệu những thiết bị cơ bản cần thiết để cấu tạo nên một hệ thống âm thanh vòm chất lượng. Cùng chúng tôi khám phá nhé!
Âm thanh vòm (Surround Sound) là một loại hệ thống giúp tái tạo lại mọi tạo âm thanh 360 độ bằng cách dùng nhiều loa kết hợp. Hỗ trợ người dùng trải nghiệm âm thanh cũng như đang diễn ra ngay bên mình. Nhờ đó, người dùng trải nghiệm được âm thanh sống động và chân thực.
Âm thanh vòm lần đầu tiên được ứng dụng ở trong rạp chiếu phim. Ở bên trong rạp chiếu phim, những chiếc loa này được bố trí ở nhiều hướng khác nhau. Giúp đảm bảo âm thanh xung quanh của bạn, mọi nơi mà bạn đều cảm nhận được từng âm thanh.
Những sản phẩm điện tử hiện tại như smartphone, tablet, laptop, TV, loa cũng được trang bị sẵn âm thanh vòm. Nhưng âm thanh này không phải là công nghệ âm thanh vòm Dolby Atmos, giả lập mọi âm thanh vòm nhờ vào việc điều chỉnh sóng âm, chứ không phải là âm thanh vòm chuẩn xác.
Âm thanh vòm hoạt động theo nguyên tắc sử dụng nhiều kênh âm thanh và loa được đặt ở các vị trí khác nhau để tạo âm thanh 3 chiều như ngoài đời thực. Nguyên lý hoạt động cụ thể như sau:
Các kênh âm thanh:
Hệ thống âm thanh sử dụng nhiều kênh âm thanh để phân tách các yếu tố âm thanh khác nhau. Cấu hình phổ biến nhất là 5.1, bao gồm năm kênh chính: trái phía trước, trung tâm, phải phía trước, trái phía sau và phải phía sau, cùng với một kênh siêu trầm cho âm thanh tần số thấp. Có cấu hình nâng cao hơn như 7.1 hoặc cao hơn nữa.
Vị trí loa:
Các loa được đặt xung quanh người nghe để tạo ra cảm giác âm thanh đến từ các hướng khác nhau. Loa phía trước thường được đặt phía trước người nghe, trong khi loa phía sau được đặt phía sau. Loa trung tâm thường được đặt ở phía trên hoặc phía dưới màn hình để cải thiện độ rõ của lời thoại.
Xử lý âm thanh:
Hệ thống âm thanh vòm xử lý tín hiệu âm thanh để phân phối âm thanh qua các loa. Việc này bao gồm giải mã và ánh xạ nội dung âm thanh vào các kênh tương ứng. Kỹ sư âm thanh cẩn thận trộn và định vị các yếu tố âm thanh khác nhau như lời thoại, nhạc và hiệu ứng âm thanh để tạo ra môi trường âm thanh chân thực và sống động.
Hiệu ứng không gian:
Bằng cách phát âm thanh từ các hướng khác nhau, hệ thống âm thanh tạo ra hiệu ứng không gian. Ví dụ, hiệu ứng âm thanh như tiếng bước chân hay tiếng mưa có thể được định vị tại các loa cụ thể. Tạo cảm giác chúng đến từ các phần khác nhau của căn phòng. Việc định vị không gian này tăng độ sâu, chân thực và sự ngập tràn của trải nghiệm âm thanh.
Để tạo ra âm thanh vòm chất lượng, một hệ thống âm thanh cần được cấu tạo từ nhiều thiết bị khác nhau. Sau đây là các thiết bị cơ bản giúp xây dựng một hệ thống âm thanh hoàn chỉnh:
Loa Surround (Loa Vòm)
Loa surround là yếu tố quan trọng nhất trong một hệ thống. Loa này được bố trí xung quanh khu vực nghe (trong không gian 360 độ) để tái tạo âm thanh từ nhiều hướng khác nhau. Các loa surround giúp mang lại cảm giác âm thanh đến từ phía sau hoặc hai bên bạn. Tạo ra một không gian âm thanh bao quanh người nghe.
Loa trung tâm
Loa trung tâm là nơi phát ra âm thanh chính trong hệ thống âm thanh. Loa này thường được đặt ở vị trí trung tâm của dàn âm thanh. Có nhiệm vụ tái tạo giọng nói hoặc các âm thanh quan trọng trong phim ảnh và chương trình giải trí. Loa trung tâm giúp làm rõ các âm thanh đối thoại. Góp phần vào việc tăng cường chất lượng âm thanh chung cho hệ thống.
Loa Subwoofer
Loa subwoofer có chức năng phát ra các tần số thấp (bass) mạnh mẽ và sâu sắc, tạo ra cảm giác rung chuyển, mạnh mẽ. Loa này giúp làm tăng hiệu ứng âm thanh vòm, đặc biệt trong những cảnh hành động hoặc âm thanh đặc biệt, như tiếng động lớn hoặc tiếng gầm rú. Loa subwoofer thường được đặt dưới hoặc gần nền để âm thanh có thể lan tỏa và mang lại hiệu ứng âm thanh tốt nhất.
Receiver (hoặc AVR – Amplifier Video Receiver) là bộ điều khiển trung tâm của hệ thống âm thanh. Nó nhận tín hiệu âm thanh từ các nguồn phát (như tivi, đầu phát DVD, máy chơi game,…) và chuyển tín hiệu đó đến các loa theo đúng cách để tạo ra âm thanh vòm. Ngoài ra, receiver cũng giúp điều chỉnh âm lượng, cân bằng âm thanh và quản lý các kết nối.
Thiết bị phát sóng ( nguồn phát)
Nguồn phát là thiết bị cung cấp tín hiệu âm thanh cho hệ thống vòm. Đây có thể là đầu DVD, Blu-ray, tivi thông minh, máy tính hoặc các thiết bị phát nhạc trực tuyến. Tín hiệu này sẽ được gửi qua cáp HDMI hoặc cáp quang đến receiver, sau đó phân phối đến các loa trong hệ thống.
Cáp kết nối (cáp HDMI, cáp quang, cáp âm thanh)
Cáp kết nối đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải tín hiệu âm thanh và hình ảnh giữa các thiết bị trong hệ thống. Đặc biệt, cáp HDMI là lựa chọn phổ biến vì có khả năng truyền tải tín hiệu âm thanh chất lượng cao, hỗ trợ các hệ thống âm thanh vòm chuẩn như Dolby Atmos hay DTS:X.
Nếu bạn đang tìm kiếm một hệ thống âm thanh chất lượng. Hãy liên hệ với Gia Bảo để được tư vấn chi tiết hơn nhé!