Mixer đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống âm thanh, đặc biệt là trong những môi trường âm thanh yêu cầu độ chính xác cao và sự linh hoạt. Bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cũng tìm hiểu khái niệm về bàn Mixer và vai trò của nó trong hệ thống âm thanh. Cùng khám phá nhé!
Thiết bị âm thanh Mixer (hay còn gọi là Mixer Board, Mixing Console hoặc Mixing Desk) là một thiết bị điều khiển âm thanh chuyên nghiệp được sử dụng để trộn và điều chỉnh các nguồn âm thanh khác nhau. Mixer được sử dụng trong các lĩnh vực như âm nhạc, truyền hình, phim ảnh, sự kiện trực tiếp và nhiều lĩnh vực khác để tạo ra một âm thanh tổng thể chất lượng cao.
Thiết bị Mixer cho phép người sử dụng điều chỉnh âm lượng, cân bằng, tạo hiệu ứng âm thanh và phối ghép nhiều nguồn âm thanh để tạo ra một âm thanh tổng thể. Mixer có nhiều kênh đầu vào để kết nối với các nguồn âm thanh khác nhau, bao gồm micro, đầu phát CD, đầu phát đĩa than, các nhạc cụ và các thiết bị điện tử khác. Mixer cũng có nhiều đầu ra âm thanh để kết nối với các loa, thiết bị thu âm hoặc bộ khuếch đại.
Một số Mixer còn có tính năng kết nối với máy tính để thu âm hoặc phát trực tiếp, tạo hiệu ứng âm thanh hoặc tạo ra bản thu âm số chất lượng cao. Mixer hiện nay có nhiều dạng, từ các bản thu nhỏ gọn cho đến các bộ phim lớn và phức tạp.
Cấu tạo của bàn mixer gồm các thành phần chính như sau:
Kênh đầu vào (Input Channel): là nơi nhận tín hiệu âm thanh từ ngoài vào. Mỗi kênh đầu vào là một jack cắm để truyền tín hiệu từ micro, đầu phát nhạc, hoặc nhạc cụ vào.
Bộ trộn: (Mixer Section): là hệ thống các núm điều chỉnh để tạo các hiệu ứng âm thanh khi thiết bị thực hiện mix trộn các tín hiệu.
Đầu ra (Output Section): là nơi âm thanh sau khi đã được điều chỉnh truyền tới các thiết bị tiếp theo như amply, cục đẩy, loa. Đầu ra thường có nút điều khiển âm lượng để người dùng có thể tuỳ ý điều chỉnh mức âm thanh mong muốn cho các thiết bị sau.
Phần vỏ máy: một số thiết bị nâng cao thường được tích hợp thêm cả màn hình hiển thị thông số.
Kết hợp nhiều tín hiệu âm thanh: Mixer nhận tín hiệu từ nhiều nguồn khác nhau (micro, nhạc cụ, máy phát nhạc,…) và kết hợp chúng lại thành một tín hiệu đầu ra.
Điều chỉnh mức độ âm lượng (Gain Control): Mỗi kênh trên mixer có bộ điều chỉnh mức độ âm lượng giúp cân bằng âm lượng giữa các nguồn âm thanh khác nhau
Cân bằng tần số (Equalization – EQ): Mixer có các bộ lọc EQ cho phép điều chỉnh các dải tần số khác nhau (bass, mid, treble) của từng kênh.
Panning: Chức năng panning cho phép điều chỉnh vị trí của âm thanh trong không gian stereo (trái hoặc phải).
Cung cấp các hiệu ứng âm thanh: Nhiều dòng mixer hiện nay có tích hợp các hiệu ứng âm thanh như reverb, delay, chorus,… giúp tạo ra các chất âm đặc biệt hơn cho bản phối.
Điều chỉnh dynamics: Một số mixer có tích hợp các công cụ điều chỉnh dynamics như compressor, limiter, gate,… Các công cụ này giúp kiểm soát dải động của tín hiệu, làm cho âm thanh mượt mà hơn và tránh hiện tượng quá tải.
Master Output Control: Mixer có bộ điều chỉnh tổng mức độ âm lượng của tất cả các kênh trước khi xuất ra hệ thống loa. Điều này đảm bảo rằng mức độ âm lượng tổng thể của bản phối là tối ưu và phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Dưới đây là cách phân loại bàn mixer theo công nghệ và mục đích sử dụng
Phân loại theo công nghệ
Mixer Analog: Loại mixer này sử dụng hệ thống nút điều chỉnh và các linh kiện điện tử phức tạp bên trong để xử lý tín hiệu âm thanh theo cách truyền thống. Mixer Analog được đánh giá là dễ sử dụng, có giá thành thấp nhưng vẫn tạo được âm thanh chất lượng, tuy nhiên chúng thường trang bị ít tính năng hơn so với các loại mixer kỹ thuật số.
Mixer Digital (mixer kỹ thuật số): Loại mixer này sử dụng công nghệ kỹ thuật số để xử lý và quản lý các nguồn tín hiệu âm thanh. Mixer kỹ thuật số được trang bị nhiều tính năng, hiệu ứng và công cụ xử lý âm thanh đa dạng, tuy nhiên nhược điểm của nó là có giá thành khá cao và người dùng cần nhiều thời gian để làm quen và sử dụng.
Mixer dùng trong biểu diễn trực tiếp (Live Sound Mixer): Các loại mixer này được thiết kế để sử dụng trong các buổi biểu diễn trực tiếp, có nhiều kênh, khả năng xử lý âm thanh mạnh mẽ. Ưu điểm của Live Sound Mixer là có độ bền cao, nhiều tính năng phù hợp với biểu diễn trực tiếp, dễ thao tác.
Mixer phòng thu (Studio Mixer): Các loại mixer này được thiết kế tối ưu hóa cho việc ghi âm và sản xuất âm nhạc trong phòng thu, có ưu điểm là mang đến âm thanh chất lượng cao, có nhiều tùy chọn kết nối và xử lý âm thanh chi tiết.
Mixer DJ: Loại mixer này được sản xuất chuyên dụng cho các DJ, có các tính năng như crossfader, cue và các hiệu ứng đặc biệt khác để DJ có thể sử dụng cho việc mix nhạc.
Kết luận
Bàn mixer là một phần không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống âm thanh chuyên nghiệp nào. Với khả năng trộn, điều chỉnh và xử lý tín hiệu âm thanh, mixer giúp đảm bảo rằng âm thanh của bạn luôn được tối ưu hóa, tạo ra những trải nghiệm âm nhạc chất lượng cao nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi – Công ty TNHH Thiết bị âm thanh ánh sáng Gia Bảo để được tư vấn bàn Mixer phù hợp với mục đích sử dụng của mình nhé!